QLTT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
QLTT

Diễn đàn về lĩnh vực Quản lý thị trường
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Phương pháp tra cứu văn bản trong xử lý vi phạm hành chính

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 107
đ : 258
Reputation : 3
Join date : 05/04/2011
Age : 49
Đến từ : Hà Giang

Phương pháp tra cứu văn bản trong xử lý vi phạm hành chính Empty
Bài gửiTiêu đề: Phương pháp tra cứu văn bản trong xử lý vi phạm hành chính   Phương pháp tra cứu văn bản trong xử lý vi phạm hành chính EmptyTue Apr 03, 2012 3:04 am

Phương pháp tra cứu, nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật
(phương pháp riêng của sinhhg)
1. Tra cứu nhanh:

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực nào đó, Tôi làm như sau:
Bước 1: Tìm Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đó, nếu không nhớ hoặc không có Nghị định đó thì tìm kiếm trên mạng internet.
Cách 1: vào http://www.google.com.vn sử dụng công cụ tìm kiếm đánh dòng chữ: “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực (cần tìm)”.
Cách 2: Hoặc vào trang http://chinhphu.vn => Hệ thống văn bản => Nghị định => tìm kiếm và đánh dòng chữ: “xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực (cần tìm)”. Theo tôi, các bạn nên làm theo cách 2 thông tin sẽ chính xác và đầy đủ hơn.
Sau khi đã có nghị định xử phạt trong lĩnh vực đó hãy đọc phạm vi điều chỉnh xem có nhóm hành vi vi phạm (HVVP) đó hay không, nếu có thì xem tiếp đối tượng áp dụng có nằm trong đối tượng mà ta đã phát hiện không. Tiếp đến hãy tìm đến phần gần cuối Nghị định xem thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) của các cơ quan xem lực lượng QLTT có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó không. Bước tiếp theo tra cứu chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm đó (thường được phân theo nhóm hành vi vi phạm). Khi đã tìm được chế tài xử phạt đối với hành vi đó, tôi thường đọc kỹ tất cả các khoản trong điều đó, xem có thuộc nhóm HVVP phải xử phạt gấp 2 lần tiền hoặc bị xử phạt bổ sung hay biện pháp khắc phục hậu quả không.
Bước 2: Tra cứu các văn bản quản lý Nhà nước, Pháp lệnh, Luật quy định hành vi đó nếu thực hiện sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Việc này nhằm đảm bảo theo quy định tại khoản 2 điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính “ Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.”
Đây là việc việc buộc phải làm vì Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã ghi rõ “theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Nội dung của mỗi quy phạm pháp luật đếu thể hiện 2 mặt: Cho phép và bắt buộc. Có nhiều trường hợp trong Nghị định xử phạt có chế tài xử phạt hành vi vi phạm, nhưng trong văn bản quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực đó không bắt buộc hoặc cấm đối tượng đó thực hiện hành vi vi mà trong Nghị định xử phạt đã nêu, như vậy thì không thể lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi đó. Cũng có những trường hợp pháp luật Việt Nam điều chỉnh xử lý đối với 1 hành vi vi phạm nhưng đối tượng vi phạm lại không bị xử phạt vì là đối tượng thuộc điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.
Dưới đây là một số ví dụ đề quý vị tham khảo
VD1: Cơ quan QLTT Trong khi kiểm tra cơ sở kinh doanh Karaoke, phát hiện hành vi chủ cơ sở bị mất giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.
- Nghị định xử phạt hành vi này thuộc lĩnh vực An ninh trật tự, an toàn xã hội: tại Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 (NĐ 73).
- Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tại điều 1 và điều 2 NĐ 73 đều phù hợp với đối tượng và hành vi vi phạm. Tuy nhiên thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại chương III NĐ 73 lại không quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường đối với hành vi vi phạm này. Vì vậy QLTT không thể thiết lập hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trên, mà chỉ lập biên bản và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
VD2: Cơ quan QLTT kiểm tra đối với thương nhân kinh doanh thuộc thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hành vi trên đã vi phạm nội dung bắt buộc phải thực hiện của thương nhân quy định tại điều 7 Luật Thương mại và được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 50 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định xử phạt trong hoạt hoạt động thương mại là Nghị định số: 06/2008/NĐ-CP và NĐ 112/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 06/2008/NĐ-CP (viết tắt là NĐ 06)
- Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Tại điều 1 và điều 2 Nghị định 06 đều phù hợp với hành vi và đối tượng vi phạm. Thẩm quyền xử phạt của lực lượng QLTT đã được quy định tại điều 59 của NĐ 06.
- Chế tài xử phạt được quy định tại khoản 4 theo hành vi tại khoản 2 điều 11 NĐ 06.
VD3: Trường hợp hộ kinh doanh bán lẻ xăng dầu (can, cây xăng mini) mà không phải là doanh nghiệp theo quy định. Về điều kiện kinh doanh đương nhiên hộ kinh doanh đó không đáp ứng được yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên trong Nghị định 84/2009 lại không cấm các hộ kinh không được kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Nghị định 104/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu cũng không có chế tài xử phạt đối với hộ kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Vì vậy không thể lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi không đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với hộ kinh doanh đó mà chỉ lập biên bản vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh đó kinh doanh sai mặt hàng đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện (trường hợp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng khác), hoặc hành vi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đối với mặt hàng trong danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện.
2. Nghiên cứu theo chuyên đề hoặc chuyên sâu theo từng lĩnh vực về xử lý vi phạm hành chính.
Điều kiện cần để nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật để xử lý vi phạm hành chính về 1 lĩnh vực cụ thể, đòi hỏi đầu tiên ở người nghiên cứu phải thực sự say mê, kiên nhẫn, có trách nhiệm với việc làm của mình. Thứ 2 Có khả năng tổng hợp và phân tích quy phạm pháp luật. Trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết về pháp luật: Nghiên cứu và hiểu căn bản về Pháp chế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đọc và hiểu căn bản Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng (từ trung ương đến địa phương) trong thời điểm đối với lĩnh vực đang nghiên cứu. Thu thập đầy đủ các văn bản về quản lý Nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Có sổ tay ghi chép lại những vẫn đề cần lưu ý hoặc những phát hiện liên quan.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ tóm lược được đến như vậy, đó chỉ là những kiến thức và quan điểm mang tính cá nhân đúc rút được trong quá trình công tác và học tập. Mục đính của tôi cũng chỉ là chia sẻ, và mong nhận được những ý kiến chỉ bảo, góp ý, trao đổi hoặc tranh luận để bản thân có thêm kiến thức.
Nếu quý vị thấy không tiện khi trao đổi, góp ý trên diễn đàn thì quý vị hãy gửi mail về sinhhg23@gmail.com rất mong sự chia sẻ của quý vị. Xin chân thành cảm ơn!

02:03 ngày 02/4/2012
Về Đầu Trang Go down
https://sinh.forumvi.com
 
Phương pháp tra cứu văn bản trong xử lý vi phạm hành chính
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2005/ND-CP NGÀY 06/4/2005 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
» Câu hỏi về "Nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của QLTT".
» Thông tư số 19/2011/TT-BCT ngày 06/5/2011 của Bộ Công thương quy định mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan QLTT
» Xác lập hành vi vi phạm hành chính về đkkd
» CÂU HỎI VỀ TANG VẬT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
QLTT :: Kiến thức về Quản Lý Thị Trường :: CHIA SẺ KINH NGHIỆM-
Chuyển đến