QLTT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
QLTT

Diễn đàn về lĩnh vực Quản lý thị trường
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Quy trình kiểm tra và xử lý hàng giả

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 107
đ : 258
Reputation : 3
Join date : 05/04/2011
Age : 49
Đến từ : Hà Giang

Quy trình kiểm tra và xử lý hàng giả Empty
Bài gửiTiêu đề: Quy trình kiểm tra và xử lý hàng giả   Quy trình kiểm tra và xử lý hàng giả EmptyMon Mar 12, 2012 1:47 pm

Quy trình kiểm tra xử lý hàng giả

1. Hàng giả:
a. Hàng giả:

Có 4 loại hàng giả:
- Hàng giả chất lượng và công dụng là hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa.
- Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa là hàng giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa.
- Giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hóa, bao bì hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả liên quan (k2,k3 điều 213 luật SHTT)
- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả gồm các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
- Hàng hóa giả có thể chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như trên. Ví dụ vừa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa vừa giả chất lượng.
b. Các quy định riêng về hàng giả:
- Thức ăn chăn nuôi giả là thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định chất chỉ đạt 70% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá 20% trở lên so với ngưỡng tối đa mức chất đã công bố của sản phẩm. (điểm a khoản 2 điều 3 Nghị định số 08/2011/NĐ-CP)
- Phân bón giả là loại phân bón có một trong các dấu hiệu sau: Sản xuất trái pháp luật có hình dáng giống như loại phân bón được nhà nước cho phép sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, giả, nhái về nhãn mác đối với loại phân bón đã được bảo hộ; không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc mức quy định danh mục phân bón; hàm lượng định lượng tổng các chất dinh dưỡng chỉ đạt 0% đến 50% mức tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc mức quy định trong danh mục phân bón. (khoản 6 điều 3 Nghị định số 15/2010/NĐ-CP)
- Thuốc chữa bệnh giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp sau đây: không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký; có dược chất khác với dược chât ghi trên nhãn; mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuố đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác. (khoản 24 điều 2 Luật dược 2005)
c. Trích lục các văn bản quy định hàng giả
Hàng giả (khoản 8 điều 3 nghị định số 06/2008/NĐ-CP)
a) Giả chất lượng và công dụng: hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hoá;
b) Giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá: hàng hoá giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hoá; hàng hoá giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn hoặc bao bì hàng hoá;
c) Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ: bao gồm hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hoá là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan;
d) Các loại đề can, nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hoá có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hoá (sau đây gọi tắt là tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả);
đ) Đối với hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nếu pháp luật có quy định riêng thì áp dụng các quy định đó để xác định hàng giả.
- Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ (Điều 213 Luật SHTT 2005)
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
2. Các bước tiến hành kiểm tra – xử lý
2.1 căn cứ kiểm tra
2.1.1 Chủ sở hữu quyền SHTT, người có quyền sử dụng đối tượng SHCN bị thiệt hại do hành vi vi phạm có quyền yêu cầu xử lý vi phạm (Điều 24.1 Nghị định 97/2010)
2.1.2 Nhận được tin báo của Tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mạo; tổ chức cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh yêu cầu xác minh, xử lý vi phạm (điều 24.2 ND97/2010 và khoản 2 điều 9 Luật BVQLNTD) hoặc Cơ quan kiểm tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát hiện dấu hiệu sản xuất kinh doanh hàng giả.
2.2 chuẩn bị trước khi kiểm tra
2.2.1 Trường hợp căn cứ kiểm tra là 2.1.1
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn, cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm xem xét hồ sơ và ra thông báo thụ lý nếu hồ sơ hợp lệ, hoặc yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ (trong thời hạn 30 ngày), và có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý giải trình hoặc trưng cầu ý kiến chuyên môn, giám định (Điều 27.2.a,b,c Nghị định 97/2010)
Người có thẩm quyền thông báo cho người yêu cầu xử lý dự định và yêu cầu phối hợp trong thanh tra, kiểm tra, xác minh (Điều 27.2.d Nghị định 97/2010)

2.2.2 Trường hợp căn cứ kiểm tra là 2.1.2
Liên hệ với với chủ thể quyền (Tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, nhà phân phối, đại lý chính thức) lấy hàng mẫu, tài liệu liên quan để đối chiếu hoặc đề nghị cử đại diện phối hợp thực hiện kiểm tra.
2.2.3 Chuẩn bị lực lượng kiểm tra, công cụ hỗ trợ, hồ sơ ấn chỉ và phương tiện. Trong đó quan trọng nhất là lực lượng kiểm tra, đòi hỏi người thực hiện việc kiểm tra chống hàng giả phải có khả năng nhận biết những dấu hiệu phân biệt giữa hàng thật và hàng giả, vì người có thẩm quyền xử lý vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với kết luận vi phạm và kết luận xử lý vi phạm của mình, do vậy các văn bản xác nhận, kết luận giám định chỉ là tài liệu tham khảo (Điều 28.4 ND97/2010)
2.3 Tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm
2.3.1 Quyết định kiểm tra
- Căn cứ kiểm tra (2.1) và phiếu đề xuất (trường hợp cơ quan kiểm tra tự phát hiện hoặc sau khi nhận tin báo của đã cử cán bộ đi xác minh)
- Nội dung kiểm tra: Ghi những nội dung cần phải kiểm tra trong quyết định, giao cho người có năng lực chịu trách nhiệm chủ trì (tổ trưởng hoặc người đề xuất)
2.3.2 Biên bản kiểm tra:
- Trong phần nội dung kiểm tra cần chỉ rõ những dấu hiệu làm giả, những dấu hiệu phân biệt giữa hàng giả và hàng thật (hàng mẫu hoặc tài liệu nhận biết). Sau khi có căn đủ căn cứ xác định hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả thì xác định trị giá và lập biên bản vi phạm hành chính – ra quyết định xử phạt.
- Trường hợp người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cảm thấy chưa chắc chắn thì có thể yêu cầu bên bị xâm phạm, bên bị làm giả nhận diện sản phẩm và cam kết xác nhận sản phẩm đó là giả, nếu xét thấy vẫn chưa đảm bảo căn cứ thì có thể yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cung cấp ý kiến chuyên môn hoặc trưng cầu các tổ chức giám định để làm tài liệu tham khảo xác định hành vi vi phạm hành chính (Điều 28.4 ND97/2010)
2.4 Các bước có liên quan trong quá trình thụ lý hồ sơ
- Tạm giữ hàng hóa để ngăn chặn hành vi vi phạm và lấy mẫu trưng cầu giám định của cơ quan chuyên môn, nhận diện sản phẩm.
- Làm việc để thu thập thêm thông tin có liên quan (Biên bản làm việc) làm rõ thêm về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm hàng hóa (trường hợp buôn bán) xác định giá trị thu lợi bất chính, số lượng sản phẩm đã đưa ra thị trường. Trường hợp hành vi vi phạm là giả mạo nhãn hiệu thì chù nhãn hiệu phải cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và khẳng định trước đó không cho phép bên vi phạm sử dụng nhãn hiệu của mình.
- Thu thập tài liệu củng cố hồ sơ như ảnh chụp, tài liệu, xác định trị giá sản phẩm hàng hóa làm giả tương đương với hàng thật tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính tại địa bàn kiểm tra.
- Buộc thực hiện việc cung cấp sản phẩm hàng hóa cho các tổ chức nhân đạo, mục đích phi thương mại khác hoặc buộc tiêu hủy – tịch thu tiêu hủy.
- Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan (trong trường hợp giả về sở hữu trí tuệ).
2.5 Các chế tài xử lý vi phạm
- Hàng giả về sở hữu trí tuệ thì xử phạt theo điều 12 Nghị định 97/2010
- Hàng giả không phải là đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc không có quy định xử phạt riêng thì xử phạt theo điều 24 Nghị định số 06/2008 được sửa đổi bổ sung tại khoản 15 điều 1 Nghị định số 112/2010
3. Các văn bản có liên quan:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2009 SDBS Luật SHTT 2005; Nghị định số 105/2006; NĐ 119/2010
- Nghị định số 97/2010; Thông tư số 37/2011/TT-BKHCN
- Nghị định số 06/2008; Nghị định số 112/2010/NĐ-CP sđbs nghị định 06/2008
- Nghị định số 15/2010/NĐ-CP
- Nghị định số 08/2011/NĐ-CP
- Luật dược số 34 năm 2005
Trên đây chỉ là kiến thức căn bản về đấu tranh chống hàng giả do bản thân tôi tự nghiên cứu, tham khảo và tổng hợp để làm cẩm nang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Rất mong nhận được sự đóng góp, trao đổi của đồng nghiệp, của các cơ quan có liên quan. Nếu có gì cần trao đổi hoặc thắc mắc xin quý vị hãy Click vào đây hoặc liên hệ tới email sinhhg23@gmail.com

Vụ việc tham khảo

Vụ việc giả mạo nhãn hiệu "Hoàng Tiên Đan"


Bắc Quang ngày 10/3/2012
Hoàng Ngọc Sinh

Về Đầu Trang Go down
https://sinh.forumvi.com
 
Quy trình kiểm tra và xử lý hàng giả
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quy trình kiểm tra Mỹ Phẩm
» kiến thức về kiểm tra mặt hàng Gas
» kiểm tra hóa đơn hàng nhập khẩu
» Thời gian xuất trình hoa đơn hàng nhập khẩu
» Kiểm tra hàng trên khâu lưu thông

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
QLTT :: Kiến thức về Quản Lý Thị Trường :: SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP - HÀNG GIẢ-
Chuyển đến