QLTT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
QLTT

Diễn đàn về lĩnh vực Quản lý thị trường
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 CÁCH DẪN CHIẾU NGHỊ ĐỊNH 112/2010/NĐ-CP

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 107
đ : 258
Reputation : 3
Join date : 05/04/2011
Age : 49
Đến từ : Hà Giang

CÁCH DẪN CHIẾU NGHỊ ĐỊNH 112/2010/NĐ-CP Empty
Bài gửiTiêu đề: CÁCH DẪN CHIẾU NGHỊ ĐỊNH 112/2010/NĐ-CP   CÁCH DẪN CHIẾU NGHỊ ĐỊNH 112/2010/NĐ-CP EmptyWed Jul 20, 2011 9:48 pm

ĐÔI ĐIỀU VỀ CÁCH DÃN CHIẾU NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI BỔ SUNG


Hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh việc ghi dẫn chiếu thế nào cho đúng quy định của pháp luật, đối với Nghị định số 112/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 06/2010/NĐ-CP. Công văn số 170 ngày 18/4/2011 của cục Quản lý thị trường đã hướng dẫn cách ghi, tuy nhiên rất nhiều cán bộ QLTT chưa nắm rõ bản chất của vấn đề.

Trước hết chúng ta nên hiểu văn bản sửa đổi (gọi tắt và văn bản mới) không có giá trị thay thế hoàn toàn văn bản bị sửa đổi (gọi tắt là văn bản gốc) mà chỉ điều chỉnh một số nội dung của văn bản gốc. Như vậy văn bản gốc không hề bị thay thế hoặc bãi bỏ mà chỉ bị văn bản mới thay thế những nội dung sửa đổi. Phần nội dung được sửa đổi bổ sung được ghi trong ngoặc kép “”. Dùng phần nội dung trong “” để phủ định phần đã bị thay thế (nghĩa là bỏ phần bị sửa đổi của văn bản gốc đi và dán nội dung “” của văn bản mới lên để thay thế và có giá trị mới thay thế giá trị văn bản cũ). CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CÁCH LÀM CỦA TÔI

Cụ thể đối với Nghị định 06/2008/NĐ-CP (viết tắt là NĐ 06) và Nghị định số 112/2010/NĐ-CP viết tắt là (NĐ 112).

Ví dụ điều 11 NĐ 06 gốc ghi:

“Điều 11. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là hộ kinh doanh

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này trong trường hợp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện hoặc hàng hoá đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép.” Phần này sẽ được bỏ đi và thay thế bằng khoản khoản 10 điều 1 Nghị định số 112

10. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 11. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.”

4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này trong trường hợp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện hoặc hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép."

Kể từ khi nghị định số 112 có hiệu lực thì khoản 10 điều 1 NĐ 112 có hiệu lực thay thế điều 11 cũ của Nghị định 06, lúc này vẫn còn điều 11 của NĐ 06 nhưng nó được lấy nội dung từ phần “” bắt đầy từ chữ “điều 11 đến hết khoản 4”. Trên thực tế khoản 10 điều 1 NĐ 112 không có các điểm hoặc tiết điểm dưới nó mà chỉ có nội dung ghi trong “”.

Cách dẫn chiếu văn bản sửa đổi bổ sung:

Ví dụ1: hành vi kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể mà không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định

Ghi: Áp dụng khoản 2 điều 11 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. được sửa đổi bổ sung tại khoản 10 điều 1 Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ.

Hiện nay có một số không nhỏ cán bộ quản lý thị trường cho rằng ghi như những cách sau:

1. Áp dụng điểm 2 khoản 10 điều 1 Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

2. Áp dụng khoản 2 điều 11 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. được sửa đổi bổ sung tại điểm 2 khoản 10 điều 1 Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ.

Cả 2 cách ghi trên đều sai căn bản về cách dẫn chiếu. Cách 1 áp dụng Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định xử phạt làm Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính. Cách 2 coi phần nội dung đã mang đi thay thế văn bản gốc làm nội dung để xác định vị trí tồn tại của nội dung văn bản sửa đổi. Khoản 2 của điều 11 Nghị định 06 trong nội dung sửa đổi không thể là điểm 2 của khoản 10 điều 1 NĐ 112 nếu coi khoản 2 của điều 11 NĐ 06 trong nội dung sửa đổi là điểm 2 khoản 10 NĐ 112 thì điều 11 chứa khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 trong NĐ 112 gọi là gì?

Ví dụ 2: Trong trường hợp vi phạm về nhãn hàng hóa: thuộc nhóm hàng hóa phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm c khoản 8 điều 23 Nghị định số 06/2008 được sửa đổi bổ sung tại nghị định số 112/2010 trong đó có đoạn ghi "đối với vi phạm từ khoản 1 đến khoản 5 điều này" vậy khoản 1 đến khoản 5 này tra cứu ở đâu? vì vì đã cho rằng khoản 1,2,3,4,5 ...khoản 8 là các điểm của khoản 14 điều 1 Nghị định 112/2010.

Vì trình độ hiểu biết của tôi có hạn nên cách giải thích chưa mang tính thuyết phục cao đề nghị quý vị cho ý kiến đóng góp tại diễn đàn hoặc góp ý trực tiếp tới email sinhhg23@gmail.com xin trân trọng cảm ơn quý vị đã quan tâm.


Hoàng Ngọc Sinh (20/7/2011)

Về Đầu Trang Go down
https://sinh.forumvi.com
 
CÁCH DẪN CHIẾU NGHỊ ĐỊNH 112/2010/NĐ-CP
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nghị định số 06/2008/ND-CP ngày 16/01/2008 và nghị định số 112/2010/ND-CP ngày 01/12/2010
» Nghị định số 27/2008/ND-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của chính phủ sửa đổi bổ sung nghị định số 10/CP ngày 23/1/1995
» NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2005/ND-CP NGÀY 06/4/2005 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
» Những bất cập của Nghị định số 06/2008/ND-CP
» Nghị định 84/2011/ND-CP đôi điều băn khoăn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
QLTT :: Kiến thức về Quản Lý Thị Trường :: KIẾN THỨC CHUNG-
Chuyển đến