QLTT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
QLTT

Diễn đàn về lĩnh vực Quản lý thị trường
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Câu hỏi về "Nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của QLTT".

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
vtuanhp




Tổng số bài gửi : 1
đ : 3
Reputation : 0
Join date : 19/06/2011

Câu hỏi về "Nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của QLTT". Empty
Bài gửiTiêu đề: Câu hỏi về "Nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của QLTT".   Câu hỏi về "Nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của QLTT". EmptySun Jun 19, 2011 6:28 pm

Chào bạn admin, mình cũng là một lính mới trong nghề QLTT vừa qua đã tìm hiểu về bài viết của bạn về thuốc tân dược. Thật sự rất bổ ích cho những lính mới như mình. Rất cảm ơn bạn vì bài viết đó.
Hiện nay mình đang tìm hiểu về lĩnh vực hóa mỹ phẩm, không biết bạn có bài viết nào hay một chút thông tin về nghiệp vụ về lĩnh vực đó có thể cho mình tham khảo không. Rất cảm ơn vì bạn đã đọc bài này. Hy vọng bạn có thể chia sẻ kiến thức cho mọi người cùng tham khảo.
Mình hi vọng bài viết đó cũng đầy đủ như bài bạn viết về tân dược. Cám ơn bạn rất nhiều.
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 107
đ : 258
Reputation : 3
Join date : 05/04/2011
Age : 49
Đến từ : Hà Giang

Câu hỏi về "Nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của QLTT". Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Câu hỏi về "Nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của QLTT".   Câu hỏi về "Nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của QLTT". EmptySat Jun 25, 2011 11:22 pm

vtuanhp đã viết:
Chào bạn admin, mình cũng là một lính mới trong nghề QLTT vừa qua đã tìm hiểu về bài viết của bạn về thuốc tân dược. Thật sự rất bổ ích cho những lính mới như mình. Rất cảm ơn bạn vì bài viết đó.
Hiện nay mình đang tìm hiểu về lĩnh vực hóa mỹ phẩm, không biết bạn có bài viết nào hay một chút thông tin về nghiệp vụ về lĩnh vực đó có thể cho mình tham khảo không. Rất cảm ơn vì bạn đã đọc bài này. Hy vọng bạn có thể chia sẻ kiến thức cho mọi người cùng tham khảo.
Mình hi vọng bài viết đó cũng đầy đủ như bài bạn viết về tân dược. Cám ơn bạn rất nhiều.

QUY TRÌNH KIỂM TRA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LÀ MỸ PHẨM

Để trả lời câu hỏi của bạn vtuanhp và để độc giả cùng tham khảo, thảo luận. Bản thân tôi đã nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bạn hỏi và trình bày dưới đây, rất mong các quý vị cùng thảo luận và đóng góp thêm ý kiến.
Xin phép không trình bày về việc kiểm tra việc chấp hành đăng ký kinh doanh và xác định tư cách pháp nhân đối với thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh mà tôi đi sâu vào nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát đối với mặt hàng là mỹ phẩm.
I. Các nội dung cần kiểm tra
1. Kiểm tra về nguồn gốc hàng hóa
Kiểm tra hóa đơn chứng từ để chứng minh tính hợp pháp của sản phẩm hàng hóa thường có những nội dung sau cần quan tâm.
* Trường hợp không có hóa đơn chứng từ:
+ Nếu là hàng hóa nhập khẩu mà không có hóa đơn chứng từ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA (từ 1.7.2011 được thay thế bới thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA) thì được coi là hàng nhập lậu.
+ Nếu là hàng sản xuất trong nước thì bị xử lý theo quy định tại điểm h khoản 1 điều 11 nghị định số 100/2004/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế (chuyển giao hồ sơ cho cơ quan thuế vì QLTT không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế).
* Trường hợp có hóa đơn chứng từ thì thực hiện việc kiểm tra như sau:
+ Đối chiếu thời điểm viết hóa đơn so với ngày sản xuất ghi trên nhãn hàng hóa: nếu ngày viết hóa đơn có trước ngày sản xuất của hàng hóa là không hợp lệ.
+ Đối chiếu tên và địa chỉ thương nhân ghi trong hóa đơn chứng từ: Nếu người mua hàng không phải là người đang chịu trách nhiệm về sản phẩm hàng hóa đang kiểm tra mà không chứng minh được mối quan hệ giữa người mua hàng ghi trong hóa đơn và người đang chịu trách nhiệm về sản phẩm hàng hóa đang bị kiểm tra thì hóa đơn đó không hợp lệ.
+ Đối chiếu tên sản phẩm hàng hóa ghi trong hóa đơn với hàng hóa đang kiểm tra
* Các trường hợp có hóa đơn chứng từ nhưng không hợp lệ là hàng hóa nhập khẩu thì đều coi là hàng nhập lậu. Nếu hàng hóa trong nước sản xuất thì chuyển giao cho cơ quan thuế xử lý. (theo tôi biết thì cho đến nay chưa có văn bản nào của chính phủ hướng dẫn việc chuyển giao này cũng chưa có quy định nào buộc QLTT phải chuyển giao – nếu ai có tài liệu trên xin vui lòng chia sẻ - vì vậy chuyển giao hồ sơ mong mọi người cân nhắc, nghiên cứu thêm)
* Tóm lại: Việc kiểm tra hóa đơn chứng từ của lực lượng QLTT mục đích là xác định hàng hóa đang kiểm tra có phải là hàng hóa nhập lậu hay không dựa trên tính hợp lệ của hóa đơn chứng từ.
2. Kiểm tra nhãn hàng hóa:
Các nội dung ghi trên nhãn hàng hóa đối với Mỹ phẩm được quy định tại điều 11 và khoản 11 điều 12 nghị định số 89/2006/ND-CP ngày 30/8/2006 của chính phủ về nhãn hàng hóa, đồng thời được quy định thêm tại Chương V của thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế Quy định về quản lý Mỹ phẩm.
+ Kiểm tra các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và bắt buộc phải thể hiện theo tính chất của hàng hóa và các quy định khác theo 2 văn bản ghi trên.
+ Kiểm tra Ngày sản xuất, hạn sử dụng (nếu đã quá hạn sử dụng thì ghi rõ ngày hết hạn ghi trên nhãn hàng hóa làm căn cứ xử lý)
3. Kiểm tra các dấu hiệu về hàng giả (theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 06/2008/ND-CP ngày 16/01/2008)
4. Kiểm tra về đo lường chất lượng đối với Mỹ phẩm:
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong Công bố sản phẩm Mỹ phẩm qui định tại điểm c khoản 1 điều 12 thông tư số 06/2011/TT-BYT (nhất thiết phải chưng cầu giám định nếu thấy có nghi vấn về chất lượng).
+ Kiểm tra tài liệu về mã số mã vạch
5. Kiểm tra chấp hành về giá: Chủ yếu phát hiện vi phạm về niêm yết giá

II. CÁC HÀNH VI VI PHẠM VÀ CHẾ TÀI XỬ PHẠT

1. Các hành vi vi phạm hành chính thường gặp trong hoạt động thương mại của Mỹ phẩm.
- Hàng giả:
+ Căn cứ để xác định hàng giả tại khoản 8 điều 3 Nghị định số 06/2008/ND-CP
Lưu ý khi xác định hàng giả: Nếu đương sự không thừa nhận tang vật vi phạm là hàng giả dựa trên các dấu hiệu nhận biết ban đầu, thì phải chưng cầu giám định, nếu có đủ căn cứ pháp lý cho rằng tang vật vi phạm là hàng giả thì mới thiết lập biên bản vi phạm hành chính.
+ Chế tài xử phạt qui định tại điều 24 Nghị định số 06/2008/ND-CP, được sửa đổi bổ sung tại khoản 15, điều 1 Nghị định số 112/2010/ND-CP. Lưu ý Có hình thức xử phạt bổ sung.
- Hàng quá hạn sử dụng:
+ Căn cứ để xác định hành vi vi phạm về kinh doanh hàng quá hạn sử dụng quy định tại khoản 4 điều 8 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007.
+ Chế tài xử phạt qui định tại điểm a khoản 1 và được áp dụng theo trị giá hàng hóa vi phạm từ khoản 1 đến khoản 7, đồng thời áp dụng hình thức xử phạt gấp 2 lần theo điểm b khoản 8 điều 26 Nghị định số 06/2008/ND-CP. Lưu ý có hình thức xử phạt bổ sung.
- Hàng nhập lậu:
+ Căn cứ để xác định hàng hóa nhập lậu tại khoản 7 điều 3 Nghị định số 06/2008/ND-CP đồng thời thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 mục III, khoản 5 mục II thông tư số 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA ngày 28/02/2007.
+ Chế tài xử phạt qui định tại điều 22 Nghị định số 06/2008/ND-CP, được sửa đổi bổ sung tại khoản 13 điều 1 Nghị định số 112/2010/ND-CP. Lưu ý có hình thức xử phạt bổ sung và chế tài áp dụng xử phạt gấp 2 lần số tiền tùy theo từng trường hợp.
- Hàng hóa vi phạm về nhãn hàng hóa
+ Căn cứ để xác định vi phạm về nhãn hàng hóa đối với Mỹ phẩm được quy định tại điều 11 và khoản 11 điều 12 nghị định số 89/2006/ND-CP ngày 30/8/2006 của chính phủ về nhãn hàng hóa, đồng thời được quy định thêm tại Chương V của thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011.
+ Chế tài xử phạt qui định tại điều 23 Nghị định số 06/2008/ND-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 14 điều 1 Nghị định số 112/2010/ND-CP.
Lưu ý: Trong hình thức phạt chính áp dụng điểm a khoản 5 xử phạt gấp 2 lần đối với hành vi vi phạm về nhãn từ khoản 1 đến khoản 4 điều 23 Nghị định 06/2008/ND-CP nói trên, đồng thời tùy từng hành vi vi phạm mà áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Các hành vi vi phạm về tiêu chuẩn, chất lượng và mã số mã vạch
- Mỹ phẩm vi phạm tiêu chuẩn, chất lượng đã công bố
+ Căn cứ để xác định hành vi là kết quả giám định đối chiếu với điểm c khoản 1 điều 12 thông tư số 06/2011/TT-BYT.
+ Chế tài xử phạt qui định tại khoản 4 và điểm b hoặc điểm c khoản 6 điều 17 Nghị định số 54/2009/ND-CP ngày 05/6/2009 của chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Vi phạm về Sử dụng mã số mã vạch
+ Căn cứ để xác định hành vi quy định tại điều 4, điều 5, điều 7 và Chương III của Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch (Ban hành kèm theo Quyết định số: 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ)
+ Chế tài xử phạt quy định tại điều 26 và điều 27 Nghị định số 54/2009/ND-CP ngày 05/6/2009.
3. Hành vi vi phạm về giá: Không thực hiện niêm yết giá bán hàng hóa tại cửa hàng.
+ Căn cứ để xác định hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 điều 29 của Pháp lệnh giá năm 2002 ngày 26/4/2002.
+ Chế tài xử phạt quy định tại điều 9 Nghị định số 107/2008/ND-CP ngày 22/9/2008.

Phần trình bày trên có gì đúng, chưa đủ hoặc chưa hiểu rất mong quý vị phản hồi tại forum hoặc liên hệ trực tiếp qua Email sinhhg@gmail.com xin chân thành cảm ơn quý vị.
Admin Hoàng Ngọc Sinh
Các văn bản dưới đây được lấy từ trang tin chinhphu.vn

tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011
Nghị định số 06/2008/ND-CP ngày 16/01/2008Nghị định số 112/2010/ND-CP ngày 01/12/2010Nghị định số 54/2009/ND-CP ngày 05/6/2009 Nghị định số 107/2008/ND-CP ngày 22/9/2008nghị định số 89/2006/ND-CP ngày 30/8/2006Pháp lệnh giá năm 2002 ngày 26/4/2002Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA
Về Đầu Trang Go down
https://sinh.forumvi.com
 
Câu hỏi về "Nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của QLTT".
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thông tư số 19/2011/TT-BCT ngày 06/5/2011 của Bộ Công thương quy định mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan QLTT
» XÁC ĐỊNH HÀNH VI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VIỆC KINH DOANH HÀNG HÓA QUÁ HẠN SỬ DỤNG GHI TRÊN NHÃN HẦNG HÓA
» Thông tư số 26/2009/TT-BCT ngày 26/8/2009 của Bộ Công Thương Quy định quy trình nghiệp vụ KTKS và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT
» Xác lập hành vi vi phạm hành chính về đkkd
» CÂU HỎI VỀ TANG VẬT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
QLTT :: Kiến thức về Quản Lý Thị Trường :: Hoạt động Thương mại :: Thảo luận-
Chuyển đến